BIỂU MẪUTài liệu

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THỰC HÀNH Tên chuyên ngành: Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới

ĐẠI HỌC …….

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ MÔN NHIỄM

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THỰC HÀNH

(Theo Nghị định 111/2017/NĐ-CP)

 

  1. THÔNG TIN CHUNG

  2. Tên chuyên ngành: Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới
  3. Mã số: CK 62 72 38 01
  4. Trình độ đào tạo: Chuyên khoa II
  5. Bộ môn phụ trách: Nhiễm
  6. Giảng viên phụ trách: PGS.TS. Phạm ……
  7. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Bác sĩ thực hành chuyên khoa II chuyên ngành truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới, sau khi học xong chương trình này, có những khả năng sau đây về lãnh vực bệnh truyền nhiễm:

  1. Chẩn đoán, xử trí và điều trị các bệnh truyền nhiễm thường gặp hoặc ít gặp (thể điển hình và không điển hình).
  2. Thực hiện được những kỹ thuật chuyên môn cần thiết cho lâm sàng trong việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
  3. Tham gia công tác tham vấn chuyên môn sâu, đặc biệt là những ca bệnh nặng cần hội chẩn chuyên khoa.
  4. Thực hiện được công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên khoa truyền nhiễm cho nhân viên y tế cơ sở, các bác sĩ đa khoa, các bác sĩ CK1 chuyên ngành nhiễm.
  5. Thực hiện được các công tác tổ chức và quản lý một khoa bệnh truyền nhiễm hoặc một cơ sở y tế liên quan đến truyền nhiễm.
  6. Tham gia được các chương trình phòng chống bệnh dịch tại địa phương, bệnh dịch trong phạm vi toàn quốc. Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế trong việc phòng chống bệnh nhiễm mới phát hiện và bệnh nhiễm trỗi dậy.

III. NỘI DUNG ĐÀO TẠO THỰC HÀNH

Các học phần kiến thức chung – cơ sở: tin học nâng cao, sư phạm y học, phương pháp nghiên cứu khoa học triết học, sinh học phân tử, y đức – xã hội học, chẩn đoán hình ảnh, cấp cứu nhi khoa được đào tạo theo nội dung của bộ môn phụ trách.

Các học phần kiến thức chuyên ngành còn lại sẽ được đào tạo theo chương trình đào tạo của bộ môn nhiễm, cụ thể như sau:

STT Học phần Loại học phần Số ĐVHT Nội dung học phần
      1.         Bệnh nhiễm vi trùng chuyên sâu Kiến thức chuyên ngành 10 1.     Nhiễm tụ cầu và TSS: các thông tin mới

2.     Nhiễm Streptococcus pneumonia: các thông tin mới

3.     Nhiễm Streptococcus suis: các thông tin mới

4.     Nhiễm vi trùng Gram âm

5.     Nhiễm vi trùng ESBL

6.     Nhiễm trùng huyết/ sốc nhiễm trùng: quan điểm hiện nay

7.     Bệnh thương hàn: các thông tin mới

8.     Nhiễm vi trùng không điển hình

9.     Nhiễm vi trùng kị khí

10.  Bệnh Listeria

11.  Nhiễm Legionella

12.  Các Vibrio gây bệnh

13.  Nhiễm Campylobacter

14.  Nhiễm Helicobacter

15.  Nhiễm Pseudomonas

16.  Nhiễm Yersinia

17.  Bệnh Brucella

18.  Bệnh Botulisme

      2.         Bệnh nhiễm virus chuyên sâu Kiến thức chuyên ngành 12 1.     Nhiễm Herpes simplex

2.     Nhiễm Varicella zoster

3.     Nhiễm Cytomegalovirus

4.     Nhiễm Epstein Barr virus

5.     Bệnh đậu mùa

6.     Nhiễm Rotavirus

7.     Bệnh Rubeolla

8.     Bệnh SARS

9.     Bệnh cúm gia cầm

10. Bệnh viêm gan virus B (thông tin mới)

11. Bệnh viêm gan virus C (thông tin mới)

12. Các bệnh viêm gan virus khác

13. Bệnh sốt xuất huyết dengue (thông tin mới)

14. Nhiễm Enterovirus

15. Nhiễm Coronavirus

16. Nhiễm Flavivirus

 

 

      3.         Cập nhật HIV/AIDS Kiến thức chuyên ngành 10 1.     Dịch tễ học – vấn đề thời sự mới

2.     Bệnh lí thần kinh trên người nhiễm HIV/AIDS

3.     Bệnh lí hô hấp trên người nhiễm HIV/AIDS

4.     Bệnh lí tiêu hóa trên người nhiễm HIV/AIDS

5.     Nhiễm HIV ở phụ nữ có thai

6.     Nhiễm HIV ở trẻ em

7.     HIV và viêm gan

8.     Chẩn đoán và điều trị các nhiễm trùng cơ hội thường gặp

9.     Sử dụng thuốc kháng Retrovirus

10. Vaccine ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS

11. Dự phòng phơi nhiễm HIV cho nhân viên y tế và cộng đồng

12. Khía cạnh tậm lí và xã hội của bệnh nhiễm HIV

      4.         Ứng dụng dịch tễ trong bệnh truyền nhiễm Kiến thức chuyên ngành 8 1.     Nguyên lí chung dịch tễ học và các phương pháp cơ bản

2.     Dịch tễ học tổng quát các bệnh nhiễm trùng

3.     Các vấn đề về đại cương dịch tễ ứng dụng

4.     Thiết kế nghiên cứu – cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

5.     Sử dụng các test chẩn đoán (độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm…)

6.     Điều tra dịch bệnh – chẩn đoán cộng đồng

7.     Giám sát dịch tễ bệnh truyền nhiễm – Hệ thống báo dịch

8.     Phân tích bài báo

9.     Cách tra cứu tài liệu khoa học

      5.         Bệnh nhiễm trùng trỗi dậy và bệnh lây truyền từ động vật Kiến thức chuyên ngành (tự chọn) 10 1.    Cập nhật bệnh mới trỗi dậy

2.    Cập nhật nhiễm trùng tái xuất hiện

3.    Bệnh lí nhiễm trùng trỗi dậy

4.    Bệnh lí nhiễm trùng lây lan từ động vật

5.    Bệnh nhiễm trùng ở người du lịch

6.    Bệnh lí nhiễm trùng có thể sử dụng làm vũ khí sinh học

7.    Chiến lược điều trị và phòng ngừa các bệnh trỗi dậy và tái xuất hiện ở Việt Nam

8.    Tổng quan về mạng lưới cảnh báo và đối phó dịch bệnh trên thế giới

      6.         Nhiễm trùng bệnh viện Kiến thức chuyên ngành (tự chọn) 10 1.    Biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện

2.    Viêm phổi mắc phải trong bệnh viện

3.    Nhiễm trùng huyết liên quan với sử dụng catheter

4.    Nhiễm trùng tiểu mắc phải trong bệnh viện

5.    Nhiễm trùng BV trên cơ địa đặc biệt: hậu phẫu, ghép tạng, …

      7.         Bệnh nhiễm ký sinh trùng, vi nấm và Rickettsia chuyên sâu Kiến thức chuyên ngành (tự chọn) 10 1.    Nhiễm Rickettsia

2.    Nhiễm Candida spp

3.    Nhiễm Aspergillus

4.    Nhiễm Cryptococcus

5.    Nhiễm Histoplasma

6.    Nhiễm Pneumocystis jirovecii

7.    Nhiễm Amip

8.    Nhiễm Giardia, Trichomonas

9.    Nhiễm Cryptosporidium, Microsporidium, Isospora

10. Nhiễm Toxoplasma

11. Bệnh sốt rét: cập nhật

12. Nhiễm giun tròn

13. Nhiễm sán dẹp

      8.         Miễn dịch và bệnh nhiễm trùng Kiến thức chuyên ngành (tự chọn) 10 1.    Phản ứng miễn dịch của kí chủ với nhiễm trùng

2.    Nhiễm trùng ở cơ địa rối loạn miễn dịch: đái tháo đường, nghiện rượu, giảm bạch cầu, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch

3.    Dinh dưỡng, hệ miễn dịch và nhiễm trùng

4.    Prebiotics, Probiotics và synbiotics và nhiễm trùng

5.    Phòng ngừa tái hoạt bệnh nhiễm trùng ở cơ địa đặc biệt

  1. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC

  2. Tổ chức giảng dạy lý thuyết
  3. Trình bày chuyên đề
  4. Tự đọc tài liệu và viết chuyên đề
  5. Thực hành khám và điều trị tại các khoa lâm sàng bệnh viện
  6. Thảo luận ca lâm sàng
  7. Kiến tập tại phòng xét nghiệm
  8. KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ

  9. Hình thức

  10. Đánh giá bằng trình bệnh án.
  11. Quan sát quá trình thực hành.
  12. Phiếu thực hiện các chỉ tiêu.
  13. Trình bày vấn đề, giải quyết tình huống
  14. Viết tiểu luận, chuyên đề
  15. Thi trắc nghiệm câu hỏi nhiều lựa chọn
  16. Thi vấn đáp
  17. Kết quả

Điểm học phần = điểm trình bệnh án x 0,2 + mức độ thực hiện các chỉ tiêu x 0,1+ điểm thi cuối đợt x 0,7

Đạt ≥ 5đ.

Không đạt < 5đ: học viên phải thi lại học phần.

  1. QUY ĐỊNH THỰC HÀNH

  2. Học viên phải tham gia trên 80% thời gian thực hành.
  3. Thực hiện các quy định làm việc của ngành y tế và nội quy của bệnh viện.
  4. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của chương trình đào tạo thực hành.
  5. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 20…
TL. HIỆU TRƯỞNG

PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

 

TRƯỞNG BỘ MÔN

 

 

TS. Nguyễn ……

 

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button